Điểm danh Top 3 dược liệu hỗ trợ giảm nỗi lo đột quỵ

Bệnh đột quỵ được ví như “sát thủ giấu mặt” bởi thường xảy ra bất ngờ, diễn biến khó lường và thường để lại di chứng nặng nề, khó phục hồi cho người bệnh.

Để tránh xa căn bệnh này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và tìm ra các giải pháp từ thảo dược. Dưới đây là 3 dược liệu thường được lựa chọn trong các bài thuốc hỗ trợ giảm nỗi lo đột quỵ. (Theo báo sức khỏe & đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế).

1. Địa Long (Pheretima asiatica Michaelsen)

Địa Long (hay Giun đất) có tên khoa học là Pherretima Asiatica Mich – Lumbricus terrestris. Loài vật quen thuộc sống dưới lòng đất là dược liệu đầu bảng trong các bài thuốc hỗ trợ loại bỏ cục máu đông, ngăn ngừa đột quỵ từ xa xưa.

Theo Đông y, Địa long có vị mặn, tính hàn, không độc; chuyên trị máu huyết lưu thông kém, đau nhức đầu, chân tay tê bại, cao huyết áp, xơ cứng mạch máu. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng của y học cổ truyền Trung Hoa có ghi: “Địa long là nguyên liệu sản xuất 40 bài thuốc, chữa được nhiều loại bệnh,”.

Trong bài thuốc “Thần dược cứu mệnh” của lương y Nguyễn An Định vào đầu thế kỷ XX chữa khỏi bệnh nhân đột quỵ chỉ sau 4 khắc, Địa long đóng vai trò “chủ dược. Giai đoạn 2011 – 2015, Địa long còn được nghiên cứu sâu thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước trong đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất Lumbrokinase tái tổ hợp làm thuốc phòng chống tắc nghẽn mạch máu”. Kết quả được sử dụng làm thuốc phục hồi tai biến trong cả điều trị cấp và điều trị kéo dài.

Lý giải công dụng của dược liệu này, các nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản và Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Enzyme fibrinolytic – hoạt chất quý có trong Địa long có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết fibrin – tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông. Nhờ thế, giúp mạch máu lưu thông, tránh nguy cơ tắc mạch máu não.

2. Hoa hòe (Styphnolobium japonicum)

Hoa hòe còn gọi là Hòe mễ, Hòe hoa mễ, tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Y học hiện đại đã chỉ ra chất Rutin trong Hoa hòe có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương.

Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm tăng sức bền thành mạch, phòng vỡ và đứt mạch máu. Vì vậy, Hòe hoa thường dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp để hỗ trợ phòng ngừa đứt mạch máu não. Đây cũng là loại thảo dược phổ biến ở các vùng quê, được sử dụng hãm trà uống hàng ngày.

3. Đậu tương (Glycine soja Siebold et Zucc)

Đậu tương (còn gọi đậu nành, đỗ tương) là loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng, khi được ủ ấm với B. subtilis khi lên men sẽ tạo ra enzyme nattokinase. Nattokinase là enzym hoạt huyết mạnh có trong thực phẩm natto truyền thống của Nhật Bản, với lịch sử hơn 1.000 năm nay giúp hỗ trợ ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Nattokinase có tới hơn 20 nghiên cứu tại Nhật bản và nhiều nghiên cứu trên thế giới.

Nattokinase được Tiến sỹ, Bác sĩ Hiroyuki Sumi người Nhật phát hiện ra vào năm 1980 có khả năng hỗ trợ làm sạch mỡ máu, dọn sạch mảng xơ vữa trong thành mạch máu, đánh tan cục máu đông giúp máu lưu thông dễ dàng khắp cơ thể.

Nattokinase hỗ trợ tác động lên tất cả các loại mỡ máu: giảm chỉ số cholesterol toàn phần, giảm chỉ số cholesterol xấu, chỉ số triglyceride nên tất cả người mỡ máu cao, rối loạn bất kỳ thành phần nào trong máu đều sử dụng được. Đặc biệt hỗ trợ ức chế quá trình sản xuất cholesterol xấu ở gan, Hỗ trợ ngăn ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả, phòng ngừa huyết áp cao do mỡ máu, tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch.

TSKH – Bác sĩ Phạm Hòa Lan chia sẻ về lợi ích Nattokinase Jintan Nhật bản
Bấm nút “Tôi muốn tư vấn” Liên hệ tư vấn về sản phẩm Nattokinase Jintan -Giảm mỡ máu, ngừa tai biến đột quỵ của Nhật Bản.

Add Comment